Bộ Chính trị đồng ý "không kỷ luật những trường hợp sinh con thứ ba"
Bộ Chính trị yêu cầu tham
mưu, sửa đổi quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ
động sửa Hướng dẫn số 05 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ
ba trở lên.
Bộ Chính trị yêu cầu tham
mưu, sửa đổi quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ
động sửa Hướng dẫn số 05 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ
ba trở lên.
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản gửi Bộ Chính trị,
Ban Bí thư (để báo cáo) và gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng
ủy Quốc hội, Đảng ủy Bộ Y tế, về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21 của
Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, sửa đổi các quy định của Đảng
và Nhà nước liên quan công tác dân số.
Trước đó, tại phiên họp ngày 14/2, Bộ Chính trị đã xem xét
đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc rà soát các quy định của Đảng
liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số, và báo cáo của Ban cán sự Đảng
bộ Y tế về 7 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Trung ương khóa XII.
Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa
đổi quy định của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến việc xử lý
vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05 ngày 22/11/2022 của
Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con
thứ ba trở lên.
Không hồi tố những trường hợp đã bị xử lý kỷ luật cũng là
chủ trương được Bộ Chính trị nhất trí.
Bộ Chính trị đồng ý không kỷ luật những trường hợp sinh con
thứ ba - 1
Bộ Chính trị đồng ý ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 21 liên quan công tác dân số trong tình hình mới, đồng thời giao
Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn
thiện kết luận của Bộ Chính trị, trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, ban
hành.
Bộ Chính trị giao Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ phối
hợp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật
Dân số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong năm 2025.
Trước mắt, Bộ Chính trị yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi
các văn bản pháp luật có quy định về số con, hoàn thành trong quý I năm nay.
Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung
ương chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, kết nối đồng bộ dữ liệu về
con người (trên cơ sở dữ liệu gốc là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư), để đánh
giá chính xác sự biến động về dân số (cả về số lượng, chất lượng).
Việc này nhằm phục vụ chính xác, kịp thời, hiệu quả công
tác hoạch định, triển khai các chính sách dân số trong thời gian tới.
Hồi đầu tháng 1, Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền thông qua
chủ trương bãi bỏ các quy định về xử lý vi phạm chính sách dân số không còn phù
hợp, trước mắt bãi bỏ xử lý vi phạm với quy định về số con.
Trong dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế đề xuất có chính sách về
duy trì mức sinh thay thế, đặc biệt trong bối cảnh mức sinh ở Việt Nam đang có
xu hướng giảm liên tục.
Các nhóm chính sách cơ bản được xây dựng trong dự thảo Luật
Dân số bao gồm: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh
và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; thích ứng với già hóa
dân số, dân số già; phân bố dân số hợp lý; nâng cao sức khỏe dân số; và lồng
ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
GS Nguyễn Thiện Nhân (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên
Bí thư Thành ủy TPHCM) là người kiên trì kiến nghị việc bỏ kỷ luật với đảng
viên sinh con thứ ba, để nâng tỷ suất sinh.
Ông cũng nhiều lần nêu ý kiến về việc này trên diễn đàn Quốc
hội.
Trong khi tỷ suất sinh của Việt Nam đang giảm nhanh, theo
ông Nhân cấp có thẩm quyền cần sớm sửa quy định, để tháo gỡ rào cản, xóa bỏ tâm
lý cho cán bộ, đảng viên không dám sinh con thứ ba.
Cho biết năm 2023, mức sinh của Việt Nam là 1,96, trong khi
mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con trên mỗi phụ nữ, ông Nhân từng đề nghị
Chính phủ bổ sung chỉ số tổng tỷ suất sinh thay thế vào báo cáo kinh tế xã hội
để có biện pháp nâng mức sinh, bởi đây là chỉ tiêu hệ trọng quốc gia, liên quan
đến phát triển con người, bền vững của đất nước.
Nguồn báo Dân trí